Phạt gián tiếp là gì có lẽ là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi xem các trận bóng đá. Ok Chơi 2 sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây.

Phạt gián tiếp là gì?

Về cơ bản, bạn sẽ không thể trực tiếp sút bóng từ một tình huống phạt gián tiếp. Đối với tình huống phạt trực tiếp, bạn có thể ngay lập tức sút bóng ở lần chạm đầu tiên. Trong khi đó các quả phạt gián tiếp thì ngược lại. Bạn phải có thêm một cầu thủ hỗ trợ chạm vào bóng trước khi thực hiện đá phạt.

Phạt gián tiếp là gì?
Phạt gián tiếp là gì?

Về mức độ nguy hiểm, điều này tùy thuộc vào cự ly của điểm đặt bóng (hầu hết bóng sẽ được đặt ở vị trí diễn ra phạm lỗi). Khác với phạt trực tiếp hay phạt đền, phạt gián tiếp có thể mang đến những tình huống bất ngờ hơn vì bóng sẽ không được dứt điểm ngay lần chạm bóng đầu tiên.

Với các quả phạt gián tiếp trong vòng cấm địa, nó sẽ được thực hiện từ vạch gần nhất với cầu môn và nằm giữa hai cột dọc. Đội phòng ngự cũng được phép dựng rào chắn trước khung thành trong khu vực giữa hai cột gôn.

Các tình huống dẫn đến đá phạt gián tiếp là gì?

Các tình huống dẫn đến phạt gián tiếp có khá nhiều dạng, và nó được quy định cho cả các cầu thủ lẫn thủ môn của đội. Dưới đây, Ok Chơi sẽ liệt kê ra những tình huống như vậy.

Tín hiệu của trọng tài cho tình huống phạt gián tiếp

Trọng tài sẽ ra hiệu quả phạt gián tiếp bằng cách giơ cánh tay thẳng đứng qua đầu.

Các tình huống việt vị

Việt vị là loại vi phạm phổ biến nhất sẽ dẫn đến một quả đá phạt gián tiếp. Sau khi trọng tài ra dấu cho mình tình huống thổi phạt việt vị, trận đấu sẽ được tiếp tục khi đội còn lại thực hiện đá phạt.

Hành vi chơi bóng nguy hiểm

Khi một hành vi phạm lỗi “chơi bóng nguy hiểm” diễn ra, trọng tài sẽ xem xét hành vi này và đánh giá xem liệu nó có đe doạ đến cơ thể của người bị phạm lỗi hay không.

Các tình huống dẫn đến đá phạt gián tiếp là gì?
Các tình huống dẫn đến đá phạt gián tiếp là gì?

Một ví dụ cho trường hợp này là trận đấu giữa Real Madrid và Sevilla. Khi Cristiano Ronaldo cố gắng bật lên thực hiện pha đánh đầu, một hậu vệ của Sevilla đã cố gắng tranh chấp và dùng đến gầm giày.

Dù cả hai không va chạm trực tiếp trong vòng cấm, nhưng hành vi chơi bóng của cầu thủ bên phía Sevilla là vô cùng nguy hiểm. Điều đó khiến trọng tài cho Real Madrid hưởng một quả phạt gián tiếp ngay trong vòng cấm.

Quy tắc chuyền trả ngược

Quy tắc này được xuất hiện nhằm ngăn chặn việc thủ môn xử lý đường chuyền bằng tay khi nhận bóng từ các đồng đội. Ngoại trừ chân hoặc các tình huống dùng tay ném biên, thủ môn mới có thể ôm gọn bóng từ các đồng đội.

Quy tắc này cũng đề cập tới việc tránh những tình huống lách luật theo kiểu cầu thủ quỳ gối xuống và dùng một bộ phận khác ngoài chân và tay để chuyền bóng về cho thủ môn.

Quy tắc thủ môn 6 giây

Khi có bóng, thủ môn chỉ có quyền giữ bóng trong vòng 6 giây. Dù vẫn có những du di nhất định tuỳ vào từng tình huống trên sân, nhưng các trọng tài sẽ không ngần ngại đưa ra án phạt nếu các thủ môn cố tình giữ bóng quá lâu, gây ảnh hưởng đến trận đấu.

Quy tắc thủ môn 6 giây
Quy tắc thủ môn 6 giây

Các lý do khác để được hưởng quả phạt gián tiếp

Một số lý do không thường xuyên xảy ra sau đây cũng có thể dẫn đến một pha đá phạt gián tiếp như: Nếu thủ môn thả bóng khỏi tay rồi nhặt lại mà bóng không chạm cầu thủ khác; nếu một cầu thủ ngăn thủ môn đưa bóng nhập cuộc; nếu một cầu thủ cản người trái phép khi đối phương đang thực hiện tịnh tiến bóng.

Trên đây là khái niệm và những lý do có thể dẫn tới một tình huống phạt gián tiếp. Ok Chơi mong rằng những kiến thức trên có thể giúp các bạn có thêm hiểu biết khi xem các trận đấu hấp dẫn.

Ngày đăng: 22/06/2023 được sửa đổi lần cuối cùng lúc 22/06/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *